Thứ sáu, 29/3/2024
Thứ bảy, 13/5/2017, 19:01 (GMT+7)

Cửa hàng bách hóa ở Triều Tiên

Người Triều Tiên ngày càng ít tìm mua hàng Trung Quốc, vì họ cho rằng sản phẩm từ nước này kém chất lượng.

Phần lớn hàng tiêu dùng của Triều Tiên nhập từ Trung Quốc. Tuy nhiên, dưới thời nhà lãnh đạo Kim Jong Un, nước này đã nỗ lực tăng hàng nội địa, để tránh thất thoát ngoại tệ và củng cố sự tự chủ.

Triều Tiên là một trong những quốc gia cô lập nhất thế giới. Việc du khách nước ngoài đến đây cũng được kiểm soát chặt chẽ. Dù vậy, khách đến đây có thể thưởng thực nhiều loại thực phẩm đóng lon, cà phê, nước uống, kem đánh răng, xà phòng, xe đạp và nhiều hàng hóa khác được sản xuất trong nước.

“Người Triều Tiên ngày càng không chuộng hàng Trung Quốc. Vì họ cho rằng đồ nước này kém chất lượng”, một nhà buôn tại Đông Nam Á chuyên xuất khẩu hàng tiêu dùng sang Triều Tiên cho biết.

Kim Chul-ung – một giáo viên thể dục 39 tuổi cho biết: “Tôi có thể nếm được vị hoa quả thật trong đồ uống của Triều Tiên, khác với đồ những nước khác”. Trong ảnh là nước uống sản xuất bởi hãng hàng không Air Koryo.

Giới nhà buôn và chuyên gia bán lẻ cho biết thị trường Triều Tiên khá hấp dẫn nhờ một bộ phận người dân giàu lên từ hoạt động kinh tế phi chính thức.

Tuy nhiên, Triều Tiên vẫn dựa chủ yếu vào thương mại với Trung Quốc. Chủ yếu nguyên liệu thô để làm sản phẩm trong nước vẫn là từ Trung Quốc.

Những người từng đến đây cho biết nhờ được chính quyền khuyến khích, các công ty lớn tại Triều Tiên đã đa dạng hóa mảng kinh doanh sang sản xuất hàng tiêu dùng, như thuốc lá hay đồ thể thao.

Hãng hàng không quốc gia Triều Tiên – Air Koryo kinh doanh cả thuốc lá, đồ uống, taxi và trạm xăng.

Một quầy bán hàng bên trong sân bay ở Bình Nhưỡng.

Hàng hóa trong một cửa hàng tại một khu dân cư.

Còn đây là một cửa hàng giày.

Bên trong một trung tâm thương mại ở Triều Tiên
 
 

Hà Thu (theo Reuters)