Thứ ba, 23/4/2024
Thứ tư, 29/5/2013, 06:00 (GMT+7)

Mưu sinh ở mỏ than thổ phỉ Ấn Độ

Kinh tế phát triển khiến sức tiêu thụ than tại Ấn Độ tăng cao, trong khi sản lượng không đáp ứng kịp đã đẩy giá khoáng sản này tăng cao. Món lợi này khiến nhiều người lao vào khai thác trái phép để mưu sinh.

Những người khai thác trộm đang đội các giỏ than thành phẩm tại một khu mỏ lộ thiên ở Bokaphari, một ngôi làng thuộc Jharkhand, phía Đông Ấn Độ.

Một cô gái trẻ đang đội giỏ than thổ phí lớn. Nhân lực chủ yếu tại các mỏ than thổ phỉ này là phụ nữ và trẻ em.

Những người thai khác trộm thường dùng các công cụ thô sơ trong điều kiện làm việc kém an toàn và tồi tàn.

Một công nhân leo chiếc thang ọp ẹp trong khi mang gần 60 kg than.

Các đường hầm mỏ sâu khoảng 91m vào lòng đất.

Một người thợ đang loay hoay trong hầm của khu mỏ tại quận Jaintia Hills, Meghalaya.

Một tuần làm việc các công nhân được trả khoảng 150 USD, cao gấp đôi so với thu nhập trung bình quốc gia.

Ngoài phụ nữ, trẻ em cũng thường xuyên có mặt tại các khu mỏ. Một tổ chức phi lợi nhuận tại Ấn Độ ước tính có khoảng 70.000 trẻ đang làm việc tại Jaintia Hills. Tuy nhiên chính quyền địa phương phủ nhận thông tin trên, cho rằng chỉ có 222 nhân công.

Abdul Kayum (ảnh) mới chỉ 12 tuổi và đang hành nghề vác than tại một khu mỏ ở Meghalaya.

Giáo dục được miễn phí nhưng các trường học hết sức vất vả để thuyết phục phụ huynh đưa con em mình đi học bởi dù còn nhỏ, các em vẫn là một nguồn mang lại thu nhập cho gia đình. Trong ảnh là bé trai 8 tuổi đang dùng xẻng để xúc than.

Rất nhiều người phải tắm tại các vòi công cộng sau một ngày làm việc ở mỏ than.

Trong khi rất nhiều lao động gửi tiền về cho gia đình, không ít người tiêu xài vào rượu, thuốc phiện và mại dâm.

Nghiện rượu là vấn nạn của các công nhân tại đây, những người thường xuyên đối mặt với điều kiện làm việc thiếu thốn kéo dài. Ông chủ một quầy rượu cho hay mỗi ngày bán được khoảng 15.000 chai.

Cờ bạc cũng là một nguồn "đốt tiền" của các thợ khai mỏ trái phép.

Có cả một cộng đồng xung quanh những ngôi làng khai mỏ này và họ đều dựa vào thu nhập từ các thợ than thổ phỉ.

Một nhóm công nhân sưởi ấm bằng đống lửa đốt từ than đá.

Từng hàng xe tải chở than đi phía Đông Bắc Ấn Độ hoặc sang Bangladesh trước khi được chuyển đi các địa phương khác trên cả nước.

Nhu cầu tiêu thụ than hiện tại của Ấn Độ khoảng 700 triệu tấn và có thể đạt một tỷ tấn vào năm 2017. Điều này khiến chính phủ phải tìm các biện pháp cải tổ để siết chặt nạn khai thác trộm than đá.

Ở Ấn Độ, chỉ có các công ty do chính quyền địa phương cấp phép mới được khai thác than. Tuy nhiên, cũng có không ít người nghèo vì miếng cơm manh áo đã vào các khu mỏ và lấy trộm than lộ thiên. Họ chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, với các công cụ khai khoáng hết sức thô sơ.

Phương Linh