Hủy
Hành trình khởi nghiệp Thứ ba, 6/9/2016, 14:00 (GMT+7)

Bà chủ tiệm đá quý U50 chuyển nghề đi bán bánh ngọt

Từng thành công với lĩnh vực kinh doanh vàng bạc, đá quý, ở tuổi 54, chị lại chọn cho mình hướng đi mới là làm bánh Âu để phục vụ cho người Việt.

Vào 9/9 tới, chị Chu Hồng Hạnh (TP HCM) sẽ khai trương cửa hàng bánh ngọt Hồng Hạc Bakery đầu tiên của mình với 36 loại bánh ngọt và 33 loại bánh mì nổi tiếng trên thế giới. Trong đó dòng bánh mì đặc trưng của Việt Nam là bánh mì thịt nướng với công thức ướp đặc trưng của cửa hàng và bánh mì xá xíu cũng được trình làng.

Thực tế, đây không phải là đầu tiên khởi nghiệp của bà chủ tiệm bánh. Bởi cách đây hơn 20 năm, chị đã quyết định theo con đường kinh doanh vàng bạc, đá quý - lĩnh vực không liên quan đến chuyên ngành đào tạo.

Tốt nghiệp Đại học Tổng hợp tại Liên Xô với tấm bằng xuất sắc, chị Chu Thị Hồng Hạnh (sinh năm 1962) về nước và cống hiến trong vai trò giáo viên tiếng Nga bậc Cao đẳng, rồi phiên dịch viên tiếng Nga cho Tổng Lãnh sự quán Liên Xô (cũ) tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Sẵn nhiều mối quan hệ từ thời sinh viên bên Nga, sau nhiều năm làm viên chức, chị nghỉ việc và quyết định kinh doanh riêng. Nhờ mối hàng, đối tác tin cậy, nhu cầu thị trường lớn, nên việc làm ăn khá suôn sẻ.

Trước 2008, công ty của chị chủ yếu xuất hàng nữ trang có gắn đá sapphire thiên nhiên sang Nga. Với đội ngũ thợ tài hoa, lành nghề và trung thực, sản phẩm của công ty đã có mặt tại nhiều cửa hàng nữ trang trên toàn nước Nga. Tuy nhiên, khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008 gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Công ty chị cũng không ngoại lệ. Có thời điểm 3 tháng ròng không một đơn đặt hàng. Không nản chí mà ngược lại, chị coi đó là cơ hội để tìm chiến lược kinh doanh mới.

Dù hoạt động trong lĩnh vực hoàn toàn mới, song theo chị làm bất cứ điều gì cũng nên giữ vững tâm niệm không có gì bằng trung thực, chỉ có nguyên liệu tốt mới làm được chiếc bánh ngon

Theo chị Hạnh, làm bất cứ điều gì cũng nên giữ vững tâm niệm "không có gì bằng trung thực", chỉ có nguyên liệu tốt mới làm được chiếc bánh ngon.

Năm 2009, ở tuổi 47, chị Hạnh khai trương thương hiệu trang sức Svetlana Jewelry tại Mũi Né (Phan Thiết, Bình Thuận) và nhanh chóng phát triển thành chuỗi 3 cửa hàng tại địa phương và cả Nha Trang (Khánh Hòa). Để đối phó với sự khó khăn chung của nền kinh tế sau cuộc khủng hoảng, chiến lược của chị Hạnh trong giai đoạn này là sản xuất trang sức cao cấp bằng bạc xi Rhodium có gắn Sapphire thiên nhiên đẹp và chất lượng cao.

"Kế hoạch này khi đó được cho là đi ngược với quan niệm cũ rằng đá gắn trong trang sức bạc thường không được chú trọng về mẫu mã và chất lượng. Nhưng ý tưởng này sau khi hiện thực hóa bằng các sản phẩm lại được du khách Nga nồng nhiệt đón nhận", chị nhớ lại.

Bên cạnh chất lượng sản phẩm được tín nhiệm, sự chân tình, quý mến khách hàng của người phụ nữ này được du khách đánh giá rất cao và truyền tụng với nhau. Đến Mũi Né, hỏi bất kỳ người Nga nào sinh sống và làm việc tại địa phương về nữ trang chất lượng, du khách bao giờ cũng được khuyên tới gặp Svetlana - tên tiếng Nga của chị. Nhờ đó, chị ổn định công ăn việc làm cho hơn 100 người thợ, có những người đã tận tụy sát cánh cùng chị trong suốt 20 năm qua.

Qua thời kỳ khủng hoảng kinh tế, thì Nga lại bị cấm vận kinh tế sau sự kiện Crưm - khiến thị trường truyền thống của công ty ngày càng thu hẹp. Không đành lòng, hè năm ngoái, chị quyết định trở lại Nga tìm hiểu thị trường. Khi tận mắt chứng kiến các cửa hàng trang sức đóng cửa hàng loạt, tiền tệ rớt giá trầm trọng, chị hiểu rằng, lại sắp bắt đầu một thời kỳ vô cùng khó khăn với những người thợ của mình.

polyad

Chị Chu Hồng Hạnh - chủ tiệm bánh Hồng Hạc Bakery (TP HCM).

Cùng lúc đó, căn bệnh rối loạn thần kinh thực vật làm sức khỏe của chị giảm sút. Tháng 9/2015, chị rời Mũi Né về TP HCM chữa bệnh, nhưng bà chủ doanh nghiệp U50 vẫn luôn trăn trở để tìm phương án mở ra hướng kinh doanh mới cho doanh nghiệp.

Duyên may đã giúp chị gặp được anh Ngô Dương Phúc Thịnh - Việt kiều Đan Mạch - một kỹ sư công nghệ chế biến thực phẩm đã đoạt giải Nhì cuộc thi làm bánh tại châu Âu. Bánh Âu nổi tiếng thường chỉ do đầu bếp Âu làm, nhưng một người Việt như anh Thịnh đã đạt giải cao đến như vậy trong một cuộc thi làm bánh toàn khu vực chắc hẳn phải là một người vô cùng tài giỏi.

"Từ đây, tôi nảy ra ý tưởng mang những loại bánh ngon nhất, cao cấp nhất từ châu Âu về giới thiệu cho người dân Việt Nam với giá thành bình dân", chị cho biết.

Nhiều năm học tập ở nước ngoài, chị biết, bánh làm ở châu Âu, công thợ và chi phí mặt bằng rất cao, nên các loại bánh ngon trong các cửa hàng có giá không hề rẻ. Nhưng nếu làm ở Việt Nam, thì người dân Việt Nam hoàn toàn có thể thưởng thức những món bánh cao cấp đó.

Chị Hạnh trăn trở: "Tại sao những người dân Việt Nam có thu nhập chưa cao chỉ có thể nhìn những loại bánh đắt tiền qua khung cửa kính của những nhà hàng, khách sạn sang trọng?”. Từ ý nghĩ đó, chị Hồng Hạnh mong muốn sản xuất ra những loại bánh đúng chuẩn Âu thật thơm ngon cho tất cả những người Việt Nam đều có cơ hội thưởng thức.

Rất nhanh chóng, chị Hạnh mời anh Phúc Thịnh cùng hợp tác mở xưởng sản xuất và cửa hàng kinh doanh bánh Âu, rượu vang và kem Italy. Hồng Hạc Bakery ra đời từ đây. Trong thực đơn rất phong phú của thương hiệu Hồng Hạc Bakery, với những món bánh Âu nổi tiếng như Brioche (bánh mì hoa cúc), Tiramisu… hay những ly kem đến từ Italy ngọt ngào, không thể thiếu món bánh gắn liền với tuổi trẻ của chị - bánh Kievskiy.

hị Hồng Hạnh mong muốn có thể sản xuất ra những loại bánh đúng chuẩn Âu thật thơm ngon cho tất cả những người Việt Nam đều có cơ hội thưởng thức.

Chị Hồng Hạnh mong muốn sản xuất ra những loại bánh đúng chuẩn Âu thật thơm ngon cho tất cả những người Việt Nam đều có cơ hội thưởng thức.

Bà chủ tiệm bánh chia sẻ, chiếc bánh Kievskiy - một trong những biểu tượng của thành phố Kiev - không phải người Việt Nam nào cũng biết. Nhưng trong tâm trí những người đã dành một phần đời tại Liên Xô như chị - nó là một kỷ niệm khó phai, là một niềm tự hào của người dân Xô Viết cũ. "Hồi học ở  Kiev thậm chí tôi và bạn bè đã phải xếp hàng rất lâu trong mưa tuyết mới có thể mua được một ổ bánh Kievskiy trong những ngày lễ tết", chị nhớ lại.

Dù gặp được "quý nhân" là đầu bếp tài ba như anh Phúc Thịnh, song khi chị Hạnh đưa công thức bánh, vị đầu bếp cũng phải mất tới 3 ngày để hoàn thành xong một chiếc bánh. Bởi thành phần vô cùng phức tạp cùng các công đoạn chế biến đòi hỏi sự tỉ mẩn đến từng chi tiết gồm lòng trắng trứng lên men, hạt óc chó, hạnh nhân, kem sữa tươi, bơ và rượu cognac…

Chị Hạnh cho biết, sau mẻ bánh thử nghiệm đầu tiên ra lò ai nếm thử cũng khen hương vị bánh. Và những đơn đặt hàng đầu tiên của Hồng Hạc Bakery đến từ văn phòng đại diện ngân hàng BHF của Đức để tri ân khách hàng của họ. "Tôi đã hạnh phúc, không chỉ vì món bánh được đón nhận, mà còn vì bao kỷ niệm  bên trời Âu những năm tháng trước được gửi gắm vào chiếc bánh, để giờ đây bà tiếp tục trao đi giữa Sài Gòn", chị nghẹn ngào.

Sau khi Hồng Hạc Bakery ra đời, chị Hạnh ngỏ lời mời với tất cả những người thợ bạc đã kể vai sát cánh cùng mình bao nhiêu năm qua trong ngành trang sức, về tiếp tục hỗ trợ chị trong lĩnh vực sản xuất mới, tạo điều kiện cho họ học thêm nghề.

Nhìn lại việc chuyển hướng của mình, chị Hạnh cho biết, chiến lược kinh doanh có thể thay đổi, nhưng triết lý và đạo đức kinh doanh buộc phải giữ nghiêm. Với trang sức Svetlana Jewelry, từng viên đá phải được lựa chọn kỹ càng, vàng phải đủ tuổi 585, bạc phải đủ tuổi 925 mới được đem chế tác, để đáp ứng những tiêu chuẩn khắt khe nhất của thị trường Nga. Và giờ đây với bánh Hồng Hạc Bakery, từng nguyên liệu cũng phải kiểm tra cẩn thận để đáp ứng không chỉ hương vị bánh, mà còn đảm bảo sức khỏe tuyệt đối cho người tiêu dùng.

Đặc biệt, bánh của cửa hàng chỉ được bán trong ngày, không chứa chất bảo quản hay chất tạo mùi. Toàn bộ bánh của tiềm đều đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm nghiêm ngặt nhất theo tiêu chuẩn khắt khe của châu Âu.

Dù hoạt động trong lĩnh vực hoàn toàn mới, song theo chị, làm bất cứ điều gì cũng nên giữ vững tâm niệm "không có gì bằng trung thực", chỉ có nguyên liệu tốt mới làm ra chiếc bánh ngon. "Những người thợ làm bánh đều được yêu cầu phải đặt trọn tấm lòng vào sản phẩm. Đã làm, hãy làm từ trái tim", chịHạnh nói.

Dịp này, Hồng Hạc Bakery có chương trình khuyến mãi đặc biệt “Mua 1 tặng 1”. Một ổ bánh mì thơm ngon, sạch sẽ gói trong bao bì riêng, đầy ắp nhân và nước sốt đậm đà giá 15.000 đồng. Ngoài ra, cửa hàng còn giảm giá 10% toàn bộ sản phẩm bánh Âu - kem Italy - rượu vang trong một tháng từ 9/9 đến hết 9/10, tại cửa hàng số 258 Tôn Đản, phường 8, quận 4, TP HCM. http://honghacbakery.vn và http://facebook.com/honghacbakery

Mai Thương