Hủy
Góc chuyên gia Thứ ba, 31/3/2015, 05:00 (GMT+7)

Những sai lầm khởi nghiệp dễ dẫn tới thất bại

Khởi đầu chậm chạp, vốn huy động quá nhiều hay mâu thuẫn với người đồng sáng lập có thể khiến doanh nghiệp của bạn nhanh chóng tàn lụi.

1. Địa điểm không phù hợp

Entrepreneur-Office-Space-5750-142772743

Địa điểm là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến việc kinh doanh. Ảnh: Under 30 CEO

Bạn có thể thay đổi tất cả mọi thứ liên quan đến ngôi nhà, từ nội thất đến trang trí. Nhưng vị trí của nó. Tương tự, nếu khởi nghiệp ở một nơi không phù hợp, bạn sẽ không thể thay đổi bản chất của địa điểm đó. Ví dụ, nếu kinh doanh trong lĩnh vực công nghệ, lựa chọn số một chính là Thung lũng Silicon.

2. Thị trường ngách quá nhỏ

Lựa chọn một thị trường quá mơ hồ có thể đẩy người khởi nghiệp vào những tình huống khó khăn. Nếu đây là cách bạn chọn để né tránh sự cạnh tranh, nó chẳng khôn ngoan chút nào

3. Quá cố chấp

Tính cách bướng bỉnh, hoặc khả năng thích nghi kém sẽ dẫn tới thất bại do nhà khởi nghiệp không biết cách lắng nghe xem khách hàng của họ muốn gì.

4. Khởi đầu chậm chạp

Trước khi bắt đầu, bạn lúc nào cũng băn khoăn liệu doanh nghiệp của mình có sống được không. Hãy nhớ, trì hoãn càng lâu thì thời gian bạn nhận được câu trả lời cũng càng xa tít tắp.  Nếu bạn sợ phải biết câu trả lời, hãy tự hỏi bản thân mình xem tại sao.

5. Không có đối tượng khách hàng cụ thể nào

Chắc chắn ở đâu đó có người sẽ quan tâm đến sản phẩm của bạn, bạn chỉ không biết đó là ai mà thôi. Nếu băn khoăn có vẻ những người đó không tồn tại? Hãy ra ngoài và tự mình kiểm chứng.

6. Huy động quá ít tiền

Bạn sẽ thu về những gì tương xứng với phần đã bỏ ra. Với số tiền quá ít, bạn sẽ không thể giúp sản phẩm của mình phát huy đầy đủ tiềm năng.

7. Chi tiêu quá nhiều

Chi tiêu quá nhiều trước khi bạn đủ khả năng huy động đợt tới thêm sẽ khiến bạn cạn kiệt tiền mặt và báo trước một cái kết chẳng hề hay ho cho công ty.

8. Huy động quá nhiều tiền

Việc này sẽ khiến bạn có cảm giác đó là thành công rất lớn, thậm chí trước cả khi tung ra sản phẩm. Người mà bạn cần tập trung và gây ấn tượng nhất chính là khách hàng, chứ không phải nhà đầu tư.

9. Quản lý đầu tư kém

Nếu phải lựa chọn giữa việc làm cho nhà đầu tư hay khách hàng hài lòng, câu trả lời luôn là khách hàng. Nếu người dùng hài lòng với sản phẩm, đương nhiên các nhà đầu tư cũng sẽ hái ra tiền.

10. Không thiết lập mạng lưới quan hệ

Bạn sẽ không thể giải quyết mọi việc bằng luật pháp và quy định được đâu. Kinh doanh được xây dựng dựa trên các mối quan hệ. Hãy ra ngoài và gặp gỡ mọi người thường xuyên.

11. Mâu thuẫn giữa những người sáng lập

Việc này diễn ra khá thường xuyên và nguy hiểm. Nếu những người cùng làm với bạn thuộc tuýp tham vọng, các bạn sẽ rất dễ xảy ra bất đồng.

Ngọc Anh (theo Funders and Founders)